Tọa lạc ở nơi núi non trùng trùng điệp điệp, người dân trong khu vực này gần như không thể trò chuyện với nhau bằng tiếng nói thông thường, bởi đa số các ngôi nhà đều nằm cách nhau tới... vài ba dặm.
Để giải quyết vấn đề đó, họ đã bắt chước cách mà các chú chim giao tiếp với nhau, đó là sử dụng chính tiếng huýt sáo - thứ âm thanh có thể truyền đi ở khoảng cách xa - để sáng tạo ra một bộ ngôn ngữ cho riêng mình.
Cụ thể, thứ ngôn ngữ này sử dụng một hệ thống khá phức tạp các loại tiếng huýt sáo, mỗi thanh âm lại được gán cho một từ riêng. Do đó, bằng cách ghép các tiếng huýt sáo lại với nhau theo quy luật, người ta có thể truyền đạt cả câu nói hoàn chỉnh đến người nghe.
Người dân làng gọi nó với cái tên “Ngôn ngữ của loài chim”.
Sự phát triển của các thiết bị viễn thông trong khoảng vài thập niên trở lại đây, khiến việc phải học và sử dụng “Ngôn ngữ của loài chim” trở nên không thực sự cần thiết như trước. Chính vì vậy, ngôn ngữ này đã bị mai một đi một cách nhanh chóng.
Ngày nay, chỉ còn khoảng trên dưới 10.000 người biết cách sử dụng ngôn ngữ huýt sáo này. Trước thực tế đó, tổ chức UNESCO đã phải đưa nó vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể.
Bằng những biện pháp bảo tồn của người dân trong làng cũng như các tổ chức địa phương, “Ngôn ngữ của loài chim” đang dần phục hồi. Những người dân đã tổ chức một lễ hội thường niên nhằm tôn vinh ngôn ngữ đặc biệt này của mình. Thậm chí, nó còn được đưa vào giảng dạy trong các trường học địa phương, để thế hệ sau có thể gìn giữ và tiếp nối di sản độc đáo này.
MÔNG - Theo yan.thethaovanhoa.vn